bg-header
bg-header

Ngày đăng: 22/03/2014, 05:04 chiều, cập nhật ngày 01/05/2015 09:01
Luợt xem: 30 345 lần , Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars Loading...

CHIẾT TỰ CHỮ HÁN _ PHẦN 1

CHIẾT TỰ CHỮ HÁN_PHẦN 1

images

 [ mǎi ] mại = mua :  chữ này gồm chữ 头 [ tóu ] nghĩa là đầu và nét ngang 一 phía trên, thì do ngày xưa người đi chợ thường đội thúng trên đầu.

 

Minh  [ míng ] = sáng, gồm chữ nhật  cho ánh sáng ban ngày, bên phải là chữ nguyệt  cho ánh sáng ban đêm.

 

 [ pín ] BẦN  = nghèo : Trong chữ Bần cấu tạo đến ba phần: trên là chữ bát   (bát là tám), kế đến là chữ đao  (đao là dao dùng để cắt chặt ra); hai chữ này họp lại thành chữ phân  (phân là chia) dưới cùng là chữ bối  (bối là đồng tiền) Có nghĩa rằng sở-dĩ nghèo là vì có nhiều tiền mà cứ phân phát ra cho thiên-hạ giống như ta có một cái bánh mà chia ra làm tám miếng thì tất nhiên nó sẽ nhỏ dần, do đó nghèo. ( giản thể  )

 

[ pǐ ]= Bĩ nghĩa là bế tắc, vận xấu, hỏng, chê bai. Gồm có chữ bất  ở trên, chữ Khẩu  ở dưới, là ám chỉ con người không có miệng hay nói khác đi dầu cho có miệng cũng không nói được thành lời, dẫu có nói đi nữa là phải nói theo sự đặt để của người khác.

 

[ Kāi ] là  khai = mở, nở hoa, mới, là hình ảnh hai tay đẩy hai cánh cửa (môn là cửa)  ra ngoài. Giản thể 

 

Chính   [zhēng] nghĩa là ngay thẳng, không thiên lệch. “Bất thiên tả, bất thiên hữu, bất bạo động”. Phân tích chữ chánh  thấy có hai chữ Thượng 上 và Hạ 下 hiệp lại, tức là người có tâm chánh thì không xu nịnh người trên, không hiếp đáp người dưới mà đời cho rằng “Thượng đội Hạ đạp”.

 

CHỦ  [zhǔ] Tất cả các yếu-lý để làm một con người toàn thiện là phải đủ 4 đức: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí (tượng chữ vương 王 4 nét). Chữ Chủ  sẽ thấy trước tiên là ba vạch liền ☰  tượng trưng cho Tam tài, trên trời, dưới đất, giữa là người. Thêm một nét sổ thẳng qua thành ra chữ Vương  . Đặt phía trên một nét chủ.

 

Đạo  [dào] bắt đầu chấm hai chấm là Âm Dương nhị khí, kế dưới một nét ngang tức là Âm Dương hợp lại, dưới chữ tự  (6 nét) nghĩa là tự nhiên mà có, con người cần phải tự lập, tự tri, tự giác. Trên dưới ráp lại thành chữ thủ  (9 nét). Chữ thủ nghĩa là ban sơ, lúc ban đầu, khởi thuỷ. Kế là bộ Sước (3 nét) nghĩa là chạy, “pháp luân thường chuyển”. Nghĩa: nói, con đường, nghề, tôn giáo

 

Đông  [dōng] có hai phần: chữ nhựt  ở giữa, bộ mộc  xuyên qua chữ nhựt, có nghĩa là mặt trời khi vừa nhô lên khỏi ngọn cây. Giản thể 

 

Đức  [dé] Nói rằng “Thiên địa hợp kỳ đức” 天 地 合 其 德 tức nhiên Trời đất hợp nhau bởi Đức.

“Con chim nó đậu nhánh mè, Thập trên tứ dưới nhứt đè chữ tâm”

Bên trái là bộ sách là bước chân trái, là khởi đầu, có ba nét thể hiện lý Tam tài. Bên phải thì từ trên xuống là chữ thập chữ tứ  chữ nhứt  chữ tâm  tức nhiên là nói về con người đứng trong trời đất: Trên là mười phương trời, giữa là Người đứng đầu trong bốn hàng phẩm của chúng sanh là vật-chất, thảo-mộc, thú cầm. Chữ Nhứt là duy tâm, duy nhất, đứng đầu trong vạn loại, người được cao trọng như vậy nhờ có chữ Tâm. Phồn thể 

 

Giải  [jiè] giải pháp .  Bên trái là chữ Giác 角 là cái sừng. Bên phải là chữ đao  ở trên, là con dao, chữ ngưu  dưới (ngưu là trâu). Tức nhiên muốn giải quyết cái sừng ra khỏi đầu con trâu thì phải dùng con dao mà mổ lấy ra.

 

Lôi  [léi] là sấm thuộc bộ Vũ 雨 là mưa và dưới là chữ Điền 田 (ruộng). Tức nhiên khi có hiện tượng mưa thì sấm vang rền, mưa trút nước xuống tưới lên ruộng đồng.

 

Hiếu  [xiào] họp bởi trên là Thổ nghĩa là đất, chỉ sự bao dung, đầm ấm của tình mẹ lo cho con. Dưới là chữ Tử  là con.

 

Hòa  [hé] = hòa bình, an bình. Bên trái của chữ, có chữ Hoà  là cây lúa (lúa là nguồn sống để nuôi sống thể hài, là vật-chất), bên phải là chữ khẩu  là cái miệng dùng để ăn uống, nói tượng trung cho tinh thần)
– đây được coi là chữ mang tinh thần văn hóa Trung Quốc đậm nét nhất. Chữ hàm ý về hòa bình, sự cân bằng, hài hòa,”cái miệng mà có đủ lúa mà ăn thì sống sẽ hòa hợp”

 

Tình  [qíng] là một sự cảm mến thân thiết  nhau. Nếu kể sự dài và lâu phải nói đến tình cảm vợ chồng. Chữ này họp bởi bộ Tâmlà tấm lòng với chữ Tinh  là cái tinh tuý, tốt lành.

 Học  [xué] thấy có hai phần: phần trên là hình ảnh người Thầy hai tay cầm roi đứng dưới mái nhà đang dạy trẻ, phía dưới là chữ tử  Điều này chứng tỏ sự giáo huấn ngày xưa rất nghiêm khắc. Giản thể 

 

Kiền  [qián] phần bên trái có hai chữ thập (thập là mười) chữ thập ở trên tượng-trưng “thập phương chư Phật” chữ thập dưới là “Thập điện Diêm cung” giữa là chữ nhựt  là mặt trời, chỉ không gian vũ trụ mà vạn-loại đang sống. Phần bên phải là chữ KHÍ  (khí là sự sống, viết đủ nét là ). Mọi vật tràn trề sức sống, thường dùng để chỉ sự nam tính, kiện tráng

 

Khí  [qì] thể khí, hơi thở thuộc bộ mễ   âm khíchưng cất rượu từ gạo hay nếp (mễ), nước bốc hơi thành khí. Khi cúng bái phải có tam bửu bông, rượu, trà tương ưng với tinh, khí, thần.

 

Nhãn  [yǎn] mắt, mấu chốt then chôn là mắt nhìn vào trong. Chữ Nhãn kết hợp bởi Mục  vàCấn  là núi. Hình ảnh của Mắt khi nhìn ra bị núi chắn lại nên phải nhìn vào bên trong, tức là sự sáng bằng tâm linh còn gọi là con mắt thấu thị.

 

Niệm  [niàn] họp bởi chữ nhân 人 và kế đến là nhị 二 sau cùng là bộ tâm 心 tức nhiên là bạn đồng sanh với nhau lòng ta luôn nghĩ đến gọi là niệm, nghĩa là thường nhắc nhớ hay tưởng nghĩ đến.

 

Tính [xìng] Tính tự tâm sanh 性自心生; chữ Tính 性 do bộ tâm 忄họp với chữ sinh 生 ý nghĩa tính của người do tâm mà sinh ra.

 

Tĩnh  [jìng] = yên ổn, tịnh, tĩnh; bầu trời trong xanh (青)không còn nghe tiếng súng nổ đao binh của chiến tranh (争). Phồn thể 

 

Nghĩa   [yì] = lẻ phải, công bằng, nghĩa, Dương  là con dê, phần dưới là chữ ngã  là ta. Dê là một trong ba con vật Trâu, Dê, Heo để tê sống  đem ra tế Thần linh, Trời đất, thể hiện tinh thần Hiến dâng. Còn chữ Ngã là ta đặt ở dưới sự hy sinh, tức là tinh thần phụng sự. Chữ NGHĨA  là một đức tính cao đẹp, nó gồm đủ tính cách Hiến dâng và Phụng sự.

 

Ngục  [ yù ] là nhà giam: gồm có bộ khuyển犭là con chó, thêm phía sau là chữ khuyển , ở giữa là ngôn   lời nói. Hễ là tù rồi thì người ta đối xử bị đối xử tệ bạc như con vật, con chó, có miệng cũng không nói được gì. Giản thể 

 

Nguyên  [yuán] họp bởi chữ ngột 兀 là cao chót vót, thêm vào nét nhất ở trên để chỉ cái lý duy nhất

Nho  [ rú ]: Bên trái là bộ nhân 人 nhân là người, bên phải là chữ nhu  nhu là sự cần yếu,  nhưng trong chữ nhu này có thể còn thấy hai yếu-tố kết-hợp nữa: Trên là chữ vũ 雨 là mưa, dưới chữ nhi 而 là mày. Tóm lại, kẻ được gọi là Nho-sĩ hay thông-nho là kẻ ấy rất cần-ích cho mọi người.

 

Nhân   [ rén ] là người, có hai nét là do Âm Dương hòa hợp; nét trái là chân Âm, nét phải là chân Dương. Nếu chữ nhân 人(người) hợp với chữ nhị 二 (là hai) thành ra chữ thiên  Trong chữ Nhị thì nét nhứt trên chỉ trời, nét nhứt dưới chỉ đất

 

Nhân    Là nhân ái, hào hiệp, phóng khoáng, biết thương người mến vật. hạt giống

 

Chung  thấy có hai phần, đủ cả âm dương. Bên trái là bộ Kim 金 tức là kim loại, phát ra âm thanh, bên phải là chữ trọng 重 là nặng, còn đọc là trùng lấy làm âm.Ghép lại đọc là Chung.

 

Đỉnh  (13 nét) vẽ hình cái đỉnh có ba chân.

CHUNG ĐỈNH  鍾 鼎 Chung là cái chuông, đánh lên có âm thanh vang xa cho mọi người nghe thấy. Nơi chùa tiếng chuông làm cảnh tỉnh người sống và thức tỉnh hồn người chết. Đỉnh là cái vạc, cái đỉnh. Ban đầu nhà giàu có dùng cái đỉnh để nấu thức ăn, sau dùng đỉnh để trưng bày sự quyền quí cao sang và để tỏ sự linh thiêng, sau nữa người ta dùng đỉnh để thắp nhang nơi công cộng: chùa, đình, miếu…Đỉnh chung còn nói lên sự giàu có, cao sang, quyền quí… trong nhà nhiều kẻ ăn, người ở nên phải dùng đến cái đỉnh to mà nấu cơm hoặc thức ăn, mỗi khi đến bữa ăn phải báo động bằng tiếng chuông.

 

Đồng   là cùng chung, nét khung 冂 chỉ bầu trời cao rộng, bên trong có loài ngươì cùng sống với nhau, cùng một tư tưởng (chữ khẩu 口 là miệng; là cùng một tư tưởng) và chữ nhứt 一 (nhứt là một: một tôn-giáo, một nhân-chủng, một xã hội).

 

Phu  Yêu em anh muốn nên duyên, Sợ e em có chữ Thiên  trồi đầu. Đây, ý lo ngại phát xuất từ trong lòng người con trai mới lớn lên, thấy cô gái thanh lịch muốn cưới làm vợ, nhưng sợ người con gái đã có chồng hoặc có con rồi. Nên chữ “duyên thiên” là duyên trời định tóc tơ, ngoài ra chữ thiên 天 thì gồm có chữ nhị và nhân, nhưng nếu “nhô đầu dọc” tức là có nét “nhô” lên thành ra chữ Phu 夫 là chồng.

 

Tử  Duyên thiên chửa thấy nhô đầu dọc, Phận liễu sao đành nảy nét ngang: chữ liễu 了 là chỉ người con gái thân hình mảnh mai như cây liễu, (mượn âm liễu, chứ cây liễu viết khác 柳), mà có “nảy nét ngang” thành ra chữ Tử 子 là con. Cả hai câu này sợ rằng người con gái đã có chồng và lại có con, trong khi chưa nghe đám cưới.

 

An  An  nữ khứ thỉ nhập vi gia, Tù nhân xuất vương lai thành quốc.  安 女 去 矢 入 為 家,  囚 人 出 王 來 成.

Trở lại hai câu trên thì chữ an  gồm bộ miên tượng mái nhà và chữ Nữ. Ý nói rằng người nữ phái đem lại sự an ổn, yên vui, làm đẹp cho gia đình.

 

Gia  tại sao chữ thỉ (con heo) lại đặt dưới bộ miên là mái nhà? Bởi người xưa thấy trong gia đình có bàn tay người nữ phái là cần kiệm, chu đáo, lo lắng dành dụm, nuôi vài con heo, xem như bỏ ống để khi chi dụng bán ra có thêm tiền. có câu: Đàn bà thì phải nuôi heo, Thời vận còn nghèo nuối chửa được trâu.

 

Phục  bên phải bộ nhân 亻bên trái chữ 犬 khuyển, chỉ con chó nằm cạnh bên người. Chữ Phục hàm ý là nằm xuống, phủ phục, áp mặt vào, nghĩa mở rộng là ẩn nấp, trốn tránh, mai phục, hay chỉ sự khuất phục, thuần phục

 

Thú  nghĩa là thú vui, ham thích: gồm bộ TẨU (走) và âm đọc THỦ (取). Âm THỦ (取) lại gồm NHĨ (耳 mimi Tai) và HỰU (又), tức là “lại nghe thấy”, ý nghĩa là “lấy, lấy về”. Bước ra cuộc sống để tìm lấy những thú vui để mang lại lợi ích, niềm vui cho bản thân mình

 

Việt : nghĩa là vượt qua, Việt Nam, được viết theo lối chữ Triện thời Tây Hán. Chữ tẩu  dùng để xác định ý nghĩa và chữ qua  dùng xác định cách phát âm. Chữ Việt giống như một người cầm cái qua (戈). Trong Hán ngữ chữ “qua” (戈) có nghĩa là cái mác (vũ khí)

 

Nhẫn  chịu đựng, nhẫn nhịn : gồm 心 tâm + đao 刀 + bộ chủ丶, hiểu đơn giản là NHẪN tức là TỰ CHỦ cầm ĐAO đâm vào TIM mình, nên người nào nhẫn thường thấy ĐAU và KHÓ CHỊU. Nhẫn còn có thể hiểu là làm chủ nguy hiểm

 

Mỹ  : thuộc bộ dương 羊, dưới là chữ đại 大. Nghĩa gốc xuất phát từ món ăn của dân du mục, thịt dê, dê lớn thì béo, thì ngon. Cùng nghĩa với chữ “Thiện 膳”, “thiện” cũng có nghĩa là thức ăn ngon. Sau này mới mở rộng nghĩa cho những gì tốt đẹp, hài lòng, lý tưởng, khen ngợi

 

Biệt : theo nối cổ được cấu tạo như sau, bên trái là chữ cốt 冎 vốn chỉ đầu, xương người, bên phải là chữ đao 刀. Chữ Giáp Cốt Văn, bên trái giống hình đống xương người, bên phải có một con dao, biểu thị việc dùng dao lọc thịt ra khỏi xương. Do đó, nghĩa gốc của chữ BIỆT là lọc xương; nghĩa rộng là 1. chia tay, xa cách 2. khác biệt 3. quay, ngoảnh, chuyển 4. chia ra, phân ra 5. phân biệt 6. cài, gài, giắt, cặp, găm 7. đừng, chớ 8. hẳn là, chắc là. Giản thể 

 

Lợi  : trong văn tự cổ gồm bộ HÒA (禾) (cây lúa) và bộ ĐAO (刀), biểu thị nghĩa dùng dao cắt lúa. Dao cắt lúa chắc chắn phải rất sắc. Do đó, nghĩa gốc của từ LỢI là sắc bén, sắc nhọn, nghĩa rộng là lợi ích, công dụng. Có LÚA để dùng DAO cắt chứng tỏ năm đó được mùa

 

Gian  Gian: xảo trá; không ngay thật. Theo quan niệm và thành kiến của cổ nhân phụ nữ có nhiều tính hư nên chữ nữ còn có nghĩa bóng là tật xấu. Vậy ba chữ nữ ghép lại ngụ ý nhiều tật xấu chung lộn lại thành tính gian. Giản thể 

 

Tiên  Bên phải là chữ Nhân (người) bên trái là chữ sơn (núi) theo quan niệm của người trung quốc xưa những người sống trên núi cao, nơi cách biệt với thế giới con người thì thường là bậc kỳ tài hay là Tiên nhân.  1. tiên, người đã tu luyện 2. đồng xu

XEM THÊM SẢN PHẨM: TRANH ĐỒNG ĐẠI BÁIHOÀNH PHI CÂU ĐỐIĐỒ ĐỒNG THỜ CÚNGTRỐNG ĐỒNG MẶT TRỐNG,MÂM ĐỒNG CHẠM

Tin tức khác