bg-header
bg-header

  • block home
  • Trang chủ » Tranh rồng thời Lý – Ý nghĩa phong thủy và nghệ thuật
  • block sep
Ngày đăng: 07/07/2016, 04:02 sáng, cập nhật ngày 07/07/2016 04:10
Luợt xem: 2 467 lần , Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars Loading...

Tranh rồng thời Lý – Ý nghĩa phong thủy và nghệ thuật

Rồng thời Lý luôn có một số điểm rõ ràng đặc trưng đó là: Thân rồng uốn hình sin 12 khúc, đại diện 12 tháng trong năm, biểu trưng cho sự thay đổi thời tiết năm tháng, sự trù phú và phồn vinh của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước.

rong-thoi-ly-1

Tranh rồng thời Lý bằng đồng

Thân Rồng mềm mại uốn lượn thể hiện sự biến hóa và khả năng thay đổi, dịch chuyển thiên nhiên của con rồng cai quản thời tiết, mùa màng. Trên lưng có vây nhỏ liền mạch và đều đặn. Đầu rồng là phần rất đặc biệt. Nó có bờm dài, râu cằm, không sừng. Mắt lồi to, hàm mở rộng có răng nanh ngắt lên, đây là điểm hoàn toàn khác với các con rồng khác của các nước. Đặc biệt là cái mào ở mũi, sun sóng đều đặn (có người goi là mào lửa). Lưỡi mảnh rất dài. Miệng rồng luôn ngậm viên châu. Viên châu tượng trưng cho tính nhân văn, tri thức và lòng cao thượng. Đầu rồng luôn hướng lên đớp lấy viên ngọc thể hiện tinh thần tôn trọng các giá trị nhân văn cao quý, theo đuổi sự uyên bác và tinh thần cao thượng. Những điều ấy được đặt lên trên tất cả các giá trị khác kể cả sức mạnh và sự thống trị thường thấy của một con rồng phương Đông. Toàn thân rồng toát lên uyển chuyển và một sức căng rất lớn từ cái vươn chân dài, đầu ngẩng cao, dáng đầu rực lửa thể hiện cho khí thế hừng hực muốn tiến chinh phục các giá trị văn minh nhất. Đây là một hình tượng rồng hoàn hảo về mỹ thuật, có cá tính rõ ràng và đặc trưng cho dân tộc Việt.

Tin tức khác