bg-header
bg-header

Ngày đăng: 09/06/2014, 03:31 chiều, cập nhật ngày 01/05/2015 08:58
Luợt xem: 1 843 lần , Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars Loading...

TÌM HIỂU VỀ CON NGHÊ

TÌM HIỂU VỀ CON NGHÊ

 

covat 3

 

 

Thiêng liêng biết bao là ngày Tết đến, dịp trọng đại để người đàn ông và những người con trai trong gia đình lau dọn bàn thờ tổ tiên.Cảnh này đã được nhà sưu tầm cổ vật Nam bộ Vương Hồng Sển “kể” lại trong Tập san Sử Địa – 1967, như sau: “Lối năm 1920, bộ lư đồng năm tấc bề cao, giá độ năm chục bạc lớn. Có thứ lư thau trơn dễ lau, ở trên chóp đỉnh có đặt hai con lân giỡn trái châu, đứng nhe răng cười “cầu phúc”. Có thứ lư gồ ghề lau cho bóng, vì lư làm theo kiểu “lư mắt tre”, lư “trúc hóa lân”.
Con này, người Bắc gọi là con Nghê, tức con chó Ngao có nguồn gốc Tây Tạng. Chó Ngao Tây Tạng nổi tiếng dữ và trung thành và có thể nặng đến 70 kg. Nó đánh bại báo kim tiền và chó sói bảo vệ gia súc nên được người Tây Tạng “quý trọng” đặc biệt. Người Tầu có được con chó này là mừng lắm, vì thế trên nắp các lư hương thường có hình con nghê nhả khói lên trời. Nhiều tượng con vật ta quen gọi là sư tử hay con lân thực ra chỉ là con nghê mà thôi. Những con lân ngồi canh các quán Tàu chính là con Nghê hay con chó Ngao. Đặc điểm tượng các con vật này là lông bờm cổ được mô tả xoắn trôn ốc, đuôi ngắn xồm không như đuôi sư tử và móng chân lộ. Hôm mới rồi đi chùa Hương tôi thấy người Bắc ngày nay không biết con Nghê nữa nên đã đắp hai con sư tử lai chó ngao khổng lồ bôi xanh đỏ. Đã thế lại thêm mấy con rồng rực rỡ theo truyền thống nghệ thuật Cao Đài. Thật là một bằng chứng hùng hồn về trao đổi văn hóa dân tộc hai miền đất nước. Khi đi ra sau chùa bỗng thấy một con chó ngao thật bị hắt hủi, gió mưa đã mòn hết hoa văn nhưng vẫn còn bờm cổ loăn xoăn. Con này có giá trị ngàn vàng còn hai con to xanh đỏ chỉ tốn công vài triệu, nhưng mấy ai quan tâm!
Con Nghê – linh vật thuần Việt
Hai linh vật đặc thù của văn hóa Việt Nam là chim hạc và con nghê, thế nhưng trong khoảng trăm năm gần đây, ta thường thấy rồng và lân được dùng trang trí trong các đền chùa, dinh thự lớn. Như tượng hai con lân trắng ở ngay trước sân chùa Vĩnh Nghiêm, Sài Gòn chẳng hạn. Những ngôi nhà lớn của người Việt ở hải ngoại hay ở trong nước cũng trang trí bằng tượng con lân.
Chim hạc là linh vật từ thời các vua Hùng dựng nên nước Văn Lang ta, vậy con nghê xuất hiện từ bao giờ ? Phải chăng từ đời Lý, khi nền văn hóa thuần Việt được phục hồi và phát triển sau một ngàn năm Bắc Thuộc ?

Con Nghê là gì?
Trong đời sống của người dân Việt, hai con thú được coi như những người bạn thân thiết, gần gũi và quan trọng nhất là con trâu và con chó. Trâu để cầy ruộng, giúp sản xuất lúa gạo, chó để giữ nhà, phòng kẻ gian, phòng thú dữ. Đời sống thực tế có chó giữ nhà, còn đời sống tinh thần thì sao? Ông cha ta cũng cần một linh vật để chống lại các tà ma ác quỷ nữa chứ.
Chó đá được dựng lên vì thế. Ở làng quê miền Bắc Việt Nam, trước cổng làng bao giờ cũng có một con chó đá để bảo vệ cả làng, trước cổng đình bao giờ cũng có chó đá, và trước cổng nhà hay ở ngoài đầu hồi, ngoài cửa nhà cũng thường có chó đá ngồi trước canh giữ cho gia chủ. Những con chó đá này hình dạng thay đổi, cao khoảng từ nửa thước tới một thước, thường là những tảng đá được khắc đẽo rõ ràng oai vệ, nhưng có khi chỉ là một khối đá đặt nghiêng theo dáng một con chó đang ở thế ngồi canh giữ.
Rồi để bầy chó đá hoá linh trước điện thờ, hay bàn thờ ở những nhà giàu có, ở các đình chùa đền miếu, chó đá được khắc đẽo với những chi tiết oai vệ, đầu chó, mặt chó đầy những nét uy nghiêm. Vì linh thiêng như thế, nên được gọi là con Nghê. Tóm lại con Nghê là một linh vật được sáng tạo để bảo vệ đời sống tâm linh của người Việt.

Phân biệt con Nghê và con Lân
Con Nghê là linh vật đặc biệt của văn hóa Việt Nam, con Lân thuộc văn hóa Trung Hoa. Về hình dạng, con Lân giống sư tử, đầu có 1 sừng, chân ngựa, mình tròn mập có vảy, đuôi ngắn, miệng ngậm quả cầu, hay ngồi chống chân lên quả cầu. Con Nghê có kỳ mà không có sừng, mình thon nhỏ, dáng thanh, đuôi dài, trông rõ ràng dáng chó. Một số bình hương, chân đèn gốm Việt Nam thời Chu Đậu làm vào khoảng thế kỷ 16, 17 cũng có hình con lân, nhìn vào thì thấy rõ ngay là con lân chứ không phải con Nghê.

XEM THÊM SẢN PHẨM: TRANH ĐỒNG ĐẠI BÁIHOÀNH PHI CÂU ĐỐIĐỒ ĐỒNG THỜ CÚNGTRỐNG ĐỒNG MẶT TRỐNG,MÂM ĐỒNG CHẠM

Tin tức khác