bg-header
bg-header

  • block home
  • Trang chủ » TỔNG KẾT: HỘI NGHỊ KHÁCH HÀNG SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 2015
  • block sep
Ngày đăng: 20/05/2015, 08:41 sáng, cập nhật ngày 20/05/2015 08:41
Luợt xem: 894 lần , Đánh giá: 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars Loading...

TỔNG KẾT: HỘI NGHỊ KHÁCH HÀNG SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 2015

Tổng kết hội nghị khách hàng sản phẩm thủ công mỹ nghệ 13/05/2015

09744-LRG

 

Tại Hội nghị khách hàng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2015 do Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức hôm qua (13-5), nhiều ý kiến cho rằng, các DN sẽ khó có thể cạnh tranh với các DN nước ngoài nếu vẫn ở tình trạng “ngơ ngác”, thiếu thông tin về hội nhập. 
 
Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có 5.096 làng nghề, trong đó có 1.748 làng nghề truyền thống được công nhận. Nhiều làng nghề có lịch sử lâu đời và nổi tiếng trong và ngoài nước như: lụa Vạn Phúc, tranh Đông Hồ, gốm sứ Bát Tràng, gốm Chu Đậu…Nhiều doanh nghiệp làng nghề cũng đã có tiếng trong thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thế giới. Tuy nhiên, hiện Việt Nam đang tiến hành ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, điều đó đồng nghĩa với việc, hàng hóa từ thị trường quốc tế sẽ tràn vào trong nước một cách dễ dàng, buộc DN Việt phải nâng cao sức cạnh tranh hơn nữa mới có thể trụ vững ngay trên sân nhà. Cụ thể, Cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành vào cuối năm 2015, hiệp định thương mại giữa nước ta với các nước được ký kết, nhiều dòng thuế sẽ chỉ còn 5 – 0%, hàng hóa tràn vào, các DN Việt Nam nói chung, DN làng nghề nói riêng sẽ chịu thêm sự cạnh tranh gay gắt” – ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam nhận định.
 
Điều đáng lo, theo ông Lưu Duy Dần, là nhiều DN làng nghề vẫn đang rất ngơ ngác, thậm chí có DN không quan tâm khi tiếp nhận thông tin này. Theo điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy có đến 70% doanh nghiệp nước ta hiện nay không hiểu về hội nhập, doanh nghiệp làng nghề không phải ngoại lệ. Đây là vấn đề rất đáng quan ngại bởi so với các nước trong khu vực, Việt Nam có những sản phẩm thủ công truyền thống độc đáo, tồn tại vài trăm năm nhưng cũng có những sản phẩm đồng dạng. Hơn nữa, các nước trong khu vực như: Indonesia, Thái Lan, Malaysia…sản phẩm thủ công mỹ nghệ rất tinh xảo, giá thành hợp lý, Chính phủ các quốc gia này cũng dành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển …Vì vậy, họ sẽ là những đối thủ cạnh tranh lớn của các DN Việt. 
 
Theo các chuyên gia, vấn đề hiện nay là các DN làng nghề nói riêng, các DN Việt Nam nói chung cần phải được cung cấp thông tin một cách đầy đủ, sâu rộng để ứng phó với thời kỳ hội nhập. Bởi vậy, ông Vũ Quốc Tuấn cho rằng, các DN, cơ sở làng nghề cần tìm hiểu kỹ về tiến trình hội nhập, nắm vững nội dung hội nhập, cơ hội và thách thức, để sớm có phương án sản xuất, kinh doanh, chủ động và đạt hiệu quả khi tham gia. Song song với đó, cơ quan nhà nước cần cung cấp nhiều hơn, cụ thể hơn những thông tin về hội nhập cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp làng nghề nói riêng. Bên cạnh đó, bản thân các DN cần phải rất chủ động trong việc cải tiến nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến mẫu mã sản phẩm, tìm hiểu những hàng hóa, sản phẩm thị trường cần chứ không sản xuất những thứ mình sẵn có…
 
Rõ ràng, hội nhập mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đem đến vô vàn thách thức. Giới chuyên gia cho rằng, cơ hội lớn nhất mà các DN Việt Nam có được khi hội nhập chính là nền kinh tế có sự cạnh tranh hơn, từ đó sẽ tạo điều kiện và thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tự đổi mới chính mình, nâng cao chất lượng sản phẩm, bồi dưỡng nguồn lực con người, nâng cao kỹ năng điều hành, quản trị của doanh nghiệp. 
Mỹ nghệ Đồng Đại Bái – https://mynghedongdaibai.com/
Kính chúc quý khách an khang thịnh vượng !
Tin tức khác